WebsiteCirca.vnthuộc sở hữu của
Tập đoàn Buymed
Tuyển dụngHỗ trợ
circa value

Virus HPV là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 

Virus HPV là gì? Nguyên nhân gây ra HPV là gì? Triệu chứng nhiễm HPV được biểu hiện như thế nào? Virus HPV có điều trị được không? Hãy cùng Circa tìm hiểu các thắc mắc trên qua bài viết chi tiết dưới đây nhé! 

Virus HPV là gì? 

Virus u nhú ở người - Human Papillomavirus (HPV) là một loại virus axit deoxyribonucleic (DNA) nhỏ, không có vỏ bọc, lây nhiễm vào da hoặc tế bào niêm mạc. Ít nhất 13 trong số hơn 100 kiểu gen HPV đã biết có thể gây ung thư cổ tử cung và có liên quan đến các bệnh ung thư hậu môn sinh dục khác và ung thư đầu và cổ.

Hai kiểu gen phổ biến nhất HPV 16 và 18 gây ra khoảng 70% các ca ung thư cổ tử cung. Hai kiểu gen "nguy cơ thấp" (HPV 6 và 11) gây ra mụn cóc sinh dục, một tình trạng lành tính phổ biến của cơ quan sinh dục ngoài gây ra bệnh tật đáng kể.

Theo ước tính, virus HPV gây ra gần nửa triệu ca mắc và 250.000 ca tử vong do ung thư cổ tử cung vào năm 2002, trong đó khoảng 80% xảy ra ở các nước đang phát triển.

Virus HPV
Loại gây ra hàng loạt ca tử vong do ung thư cổ tử cung vào năm 2002 

Dấu hiệu nhiễm HPV 

Bên cạnh thắc mắc “HPV là gì?”, thì câu hỏi “HPV thường biểu hiện như thế nào?” cũng được nhiều bạn đọc quan tâm. 

HPV thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Hầu hết những người nhiễm virus HPV đều không nhận ra và không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe gì.

Tuy nhiên, đôi khi virus HPV có thể gây ra các khối u hoặc cục u không đau quanh âm đạo, dương vật hoặc hậu môn. Những khối này được gọi là mụn cóc sinh dục.

Một số dấu hiệu của mụn cóc do nhiễm HPV như:

Mụn cóc sinh dục

Chúng xuất hiện dưới dạng những tổn thương phẳng, những vết sưng nhỏ giống như súp lơ hoặc những vết lồi lõm nhỏ. Ở phụ nữ, mụn cóc sinh dục xuất hiện chủ yếu ở âm hộ nhưng cũng xảy ra ở gần hậu môn, cổ tử cung hoặc trong âm đạo. Ở nam giới, mụn cóc xuất hiện ở dương vật, bìu hoặc xung quanh hậu môn. Mụn có sinh dục hiếm khi gây khó chịu hoặc đau đớn mắc dù có thể ngứa hoặc cảm thấy mềm. 

Mụn cóc thông thường

Mụn cóc thông thường xuất hiện dưới dạng những vết sưng tấy thô ráp và thường xuất hiện ở bàn tay và ngón tay. Trong hầu hết các trường hợp, các mụn cóc này thông thường chỉ đơn giản là khó coi nhưng có thể gây đau đớn hoặc dễ bị thương hoặc chảy máu. 

Các loại mụn cóc khác

  • Mụn cóc ở lòng bàn chân: Những khối u cứng, sần sùi và thường xuất hiện ở gót chân hoặc lòng bàn chân, gây ra khó chịu. 
  • Mụn cóc phẳng: Những tổn thương có bề mặt phẳng, hơi nhô lên. Có thể xuất hiện ở bất cứ đâu nhưng trẻ em thường mọc ở mặt và nam giới thì mọc ở râu. 
  • Mụn cóc thông thường: Có thể mọc trên bàn tay hoặc ngón tay, là những vết sưng nhỏ, sần sùi khi chạm vào.  
  • Mụn cóc bàn chân: Do cùng loại virus gây ra mụn cóc trên bàn tay và ngón tay. Tuy vào vị trí mà sẽ gây đau đớn. 
  • Mụn cóc sinh dục nữ: Một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Chúng sẽ xuất hiện ở bộ phận sinh dục, vùng mu hoặc ống hậu môn, âm đạo. 
  • Mụn cóc sinh dục nam: là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, xuất hiện ở bộ phận sinh dục, vùng mu hoặc ống hậu môn. 
HPV là gì 1
Mụn cóc khi nhiễm virus HPV có thể gặp ở bất kỳ chỗ nào 

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm virus HPV là gì?  

Nhiễm trùng HPV xảy ra khi virus xâm nhập vào cơ thể người bệnh, thường thông qua vết cắt, vết trầy xước hoặc vết rách nhỏ trên da. Virus lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc da kề da.

Nhiễm HPV sinh dục lây truyền qua quan hệ tình dục, quan hệ tình dục qua hậu môn và tiếp xúc da kề da ở vùng sinh dục. Một số bệnh nhiễm trùng HPV dẫn đến tổn thương ở miệng hoặc đường hô hấp trên có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng.

Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm virus HPV, kèm theo mụn cóc ở bộ phận sinh dục thì thai nhi có nguy cơ nhiễm HPV.

Bên cạnh đó, mụn cóc do HPV có tính lây lan. Vì thế, bạn có thể nhiễm HPV do tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người bệnh.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HPV:

  • Quan hệ tình dục với nhiều người. 
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu. 
  • Da có vết thương hở. 
  • Độ tuổi: lứa tuổi thanh thiếu niên thường dễ nhiễm HPV. 

HPV có lây không? 

Virus gây u nhú HPV ở người rất dễ lây lan. Virus HPV có thể lây truyền bằng cách tiếp xúc với các chất dịch trong cơ thể, tiếp xúc da kề da của vùng sinh dục, quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc bằng miệng.

Virus HPV gây ra những bệnh gì? 

HPV là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung và nhiều loại ung thư khác, như ung thư hậu môn, âm hộ, âm đạo và dương vật. HPV có thể gây ung thư ở phía sau họng, ở lưỡi và amidan. Cụ thể một số bệnh do virus HPV gây ra như sau:

  • Mụn cóc sinh dục: Là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thời gian ủ bệnh từ 1 - 3 tháng, có thể lâu hơn đến 1 năm. Tác nhân gây bệnh là các virus thuộc nhóm PAPOVA type 6, 11 thường gặp nhất. Các virus HPV type 16, 18, 31, 33, 35 thường phối hợp gây loạn sản hoặc ung thư cổ tử cung. 
  • Ung thư cổ tử cung: Ung thư cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống vợ chồng. 
  • Ung thư hậu môn: là bệnh lý ác tính phát sinh từ hậu môn. Ung thư hậu môn khác so với các bệnh ung thư đại trực tràng từ nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, tiến triển lâm sàng và điều trị. 
  • Ung thư âm hộ:Là một loại ung thư xảy ra bề mặt ngoài của cơ quan sinh dục. Có 2 loại gồm ung thư tế bào vảy âm hộ và u sắc tố âm hộ. 
  • Ung thư dương vật: Khá ít gặp. Không cắt bao quy đầu và phơi nhiễm với HPV là những yếu tố nguy cơ chính. Một yếu tố nguy cơ khác là tiền sử sùi mào gà.  
HPV là gì 2
Virus HPV có thể gây ung thư cổ tử cung 

Chẩn đoán 

Có thể chẩn đoán HPV bằng cách quan sát mụn cóc ở người bệnh. Nếu việc quan sát mụn cóc vẫn chưa thể đi đến chẩn đoán chính xác, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm sau: 

  • Thử nghiệm dung dịch axit axetic: Nếu bôi dung dịch axit axetic bôi lên vùng sinh dục bị nhiễm HPV, thì vùng đó sẽ biến thành màu trắng. Xét nghiệm này giúp xác định các tổn thương khó nhìn thấy. 
  • Xét nghiệm Pap: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào từ cổ tử cung hoặc âm đạo người bệnh để xét nghiệm. Đây là xét nghiệm để phát hiện những bất thường có thể dẫn đến ung thư. 
  • Xét nghiệm ADN: Xét nghiệm được tiến hành trên các tế bào tử cung, nhận ra DNA của các loại HPV có liên quan đến ung thư bộ phận sinh dục. 

Điều trị 

Hiện tại, chưa có cách điều trị virus HPV. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng HPV không gây ra bất kỳ vấn đề gì và cơ thể người nhiễm sẽ tự loại bỏ virus trong vòng 2 năm.

Tuy nhiên, cần điều trị nếu HPV gây ra các vấn đề như mụn cóc sinh dục hoặc thay đổi tế bào ở cổ tử cung.

Mụn cóc do HPV thường biến mất mà không cần điều trị, đặc biệt ở trẻ em. Có thể sử dụng thuốc để điều trị mụn cóc do HPV:

  • Acid salicylic: Giúp loại bỏ từng lớp mụn cóc. 
  • Imiquimod: Là kem kê đơn, có thể giúp  nâng cao khả năng chống lại virus HPV của hệ thống miễn dịch. 
  • Podofilox: Thuốc bôi ngoài da, có tác dụng bằng cách tiêu diệt mô mụn cóc sinh dục. 
  • Acid tricloacetic: Đốt cháy mụn cóc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bộ phận sinh dục. 

Nếu thuốc không có tác dụng, có thể loại bỏ mụn cóc bằng các phương pháp sau:

  • Làm lạnh bằng nitơ lỏng 
  • Đốt bằng dòng điện 
  • Phẫu thuật cắt bỏ 
  • Phẫu thuật bằng tia laze 

Các biện pháp phòng tránh nhiễm virus HPV là gì?  

Để phòng tránh nhiễm virus HPV, bạn nên thực hiện những điều sau: 

  • Tiêm vắc-xin HPV đúng lịch. 
  • Thực hiện quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su, hạn chế quan hệ tình dục đường miệng, hậu môn 
  • Không nên quan hệ tình dục với nhiều người. 
  • Có lối sống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch. 
  • Nữ giới nên thực hiện sàng lọc định kỳ để xác định những yếu tố tiền ung thư nếu có. 
HPV là gì 3
Tiêm vắc-xin HPV là biện pháp phòng ngừa tốt nhất 

Những thắc mắc thường gặp về virus HPV 

Xét nghiệm HPV giá bao nhiêu? 

Giá xét nghiệm HPV cơ bản sẽ dao động từ 1.500.000 – 2.500.000 VNĐ. Tuy nhiên, giá này sẽ khác nhau tùy thuộc vào các cơ sở y tế.  

Chưa quan hệ có bị nhiễm HPV không? 

Virus HPV có thể lây truyền qua việc tiếp xúc các mụn cóc, nước bọt hay quan hệ tình dục. Do đó việc không quan hệ tình dục vẫn có thể bị lây truyền virus HPV bằng các con đường khác như tiếp xúc với các chất dịch trong cơ thể, tiếp xúc da kề da của cùng sinh dục, hậu môn hoặc bằng miệng. 

Virus HPV có trong máu không? 

Virus HPV có thể tồn tại trên bề mặt da nhưng virus HPV không có trong máu. Khi xét nghiệm có thể xác định được kháng thể kháng virus trong máu từ đó giúp họ xác định được người từng nhiễm virus HPV. 

Hy vọng thông qua bài viết trên của Circa, bạn đọc đã có giải đáp cho câu hỏi “Virus HPV là gì?”, cũng như các nguyên nhân lây nhiễm HPV và các triệu chứng gặp phải khi mắc bệnh. Cần đến bác sĩ và các trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị và có biện pháp phòng ngừa hợp lý để tránh khỏi việc nhiễm bệnh. 

Các bản tin khác

Circa Logo in FooterBộ công thương đã thông báo
Tải app tại:app store downloadgoogle play download
WebsiteCirca.vnthuộc sở hữu của
Tập đoàn Buymed
  • Số GCNĐKDN: 0317045088
  • Số GCN đủ điều kiện kinh doanh dược: 11048/ĐKKDD-HCM do Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh cấp theo quyết định số 1694/QĐ-SYT ngày 15/04/2022 của Giám đốc Sở Y tế Tp. HCM
  • Loại hình kinh doanh: Cơ sở bán lẻ thuốc, Nhà thuốc
  • Giấy phép kinh doanh
Liên hệ
(028) 73022068
Phương thức thanh toán:
Tiền mặt
Internet Banking
Zalopay