Tiêm HPV: Lịch tiêm và những lưu ý khi tiêm
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh do nhiễm virus HPV ngày càng tăng cao ở cả nam và nữ. Do đó, việc tăng nhu cầu tiêm HPV luôn được mọi người quan tâm để có thể phòng bệnh. Hãy cùng Circa tham khảo bài dưới đây về tiêm HPV, lịch tiêm và những lưu ý gì khi đi tiêm HPV nhé!
Vắc-xin HPV là gì?
Vắc-xin HPV là loại vắc-xin giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư do virus HPV gây ra, bao gồm:
- Ung thư cổ tử cung
- Một số bệnh ung thư miệng và cổ họng.
- Một số bệnh ung thư vùng hậu môn và bộ phận sinh dục
- Vắc-xin HPV cũng giúp bảo vệ chống lại mụn cóc sinh dục.
Các loại vắc-xin HPV
Hiện nay có 2 loại vắc-xin HPV được cấp phép để chủng ngừa HPV là Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ).
Trong đó, vắc-xin Cervarix giúp ngăn ngừa virus HPV tuýp 16 và 18, còn Gardasil giúp ngăn ngừa virus HPV tuýp 6, 11, 16 và 18.
Hai loại HPV 16 và 18 được coi là nhiễm trùng có nguy cơ cao vì có thể gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư hầu họng và ung thư hậu môn.
Đối tượng chỉ định tiêm HPV
Tiêm HPV được chỉ định cho cả nam và nữ.
Vắc-xin tiêm HPV được khuyến cáo cho nam nữ thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 9 – 26. Dù đã quan hệ tình dục hay chưa thì vẫn có thể tiêm vắc-xin này. Từ 11 – 12 tuổi được cho là độ tuổi thích hợp tiêm vắc-xin HPV.
Tiêm phòng HPV không được khuyến khích cho người trên 26 tuổi. Vì ở độ tuổi này, vắc-xin không mang lại nhiều lợi ích phòng bệnh. Tuy nhiên, nếu có nguy cơ nhiễm HPV mới thì một số trường hợp từ 27 – 45 tuổi vẫn có thể trao đổi với bác sĩ để được tiêm phòng HPV.
Lịch tiêm HPV
Hiện tại lịch tiêm HPV được chia thành 3 mũi như sau:
- Mũi 1: tiêm lần đầu.
- Mũi 2: tiêm sau mũi đầu tiên 2 tháng
- Mũi 3: 4 tháng sau khi tiêm mũi 2.
Trong trường hợp cần điều chỉnh lịch tiêm, liều đầu tiên và liều thứ 2 nên tiêm cách 1 tháng, liều thứ 2 và liều thứ 3 tiêm cách nhau 3 tháng.
Trường hợp tiêm trễ hơn lịch không cần bổ sung thêm mũi tiêm. Tuy nhiên, để đảm bảo được đáp ứng miễn dịch cần phải được tiêm đúng hẹn.
Tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ xảy ra khi tiêm HPV như:
- Đỏ, sưng hoặc đau tại chỗ tiêm: đây là tác dụng phụ phổ biến nhất nhưng sẽ mất trong vài ngày.
- Nhức đầu.
Ngoài ra còn có thêm một số tác dụng phụ khác như:
- Bầm tím hoặc ngứa tại chỗ tiêm.
- Sốt, nóng và run.
- Cảm thấy yếu ớt.
- Đau ở cánh tay, ngón tay, bàn chân hoặc ngón chân.
- Phát ban đỏ, ngứa.
- Khó thở, khó nuốt.
- Chóng mặt, lâng lâng.
- Ngất xỉu.
- Tim đập nhanh.
- Sưng toàn thân.
- Đau đầu.
- Ăn không ngon.
- Buồn nôn.
- Chảy máu cam.
- Da nhợt nhạt.
- Nhạy cảm, sưng đau, tức ngực.
Lưu ý khi tiêm vắc-xin HPV
- Sau khi tiêm HPV, cần phải ngồi hoặc nằm tại phòng chờ để quan sát các dấu hiệu của phản ứng bất kỳ tức thời nào.
- Nếu cảm thấy lo lắng hoặc dễ ngất xỉu, nhân viên y tế có thể giữ bạn ở lại lâu hơn khoảng 15 phút để giảm nguy cơ ngất xỉu hoặc bị thương khi ngã.
- Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, hãy nói chuyện đã tiêm vắc-xin cho dược sĩ, bác sĩ hoặc y tá.
- Tuân thủ đúng lịch tiêm.
- Vắc-xin có thể gây ra một loại phản ứng dị ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ, có thể đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
- Vắc-xin HPV không thể thay thế các xét nghiệm sàng lọc định kỳ với các bệnh ung thư hậu môn hoặc ung thư cổ tử cung.[
Giá tiêm vắc-xin HPV
Một số cơ sở tiêm chủng, cơ sở y tế quy định về giá tiêm vắc-xin HPV như sau:
- Trung tâm tiêm chủng VNVN: giá 1 mũi tiêm Gardasil là 1.790.000 VNĐ, giá đặt giữ theo yêu cầu là 2.148.000 VNĐ.
- Phòng tiêm chủng SAFPO: giá 1 mũi tiêm Gardasil của Mỹ là 1.700.000 VNĐ ; Cervarix của Bỉ là 900000 VNĐ.
- Bệnh viện đại học Y Dược TPHCM có giá 1 mũi tiêm Gardasil là 1.350.000 VNĐ; Cervarix là 890.000 VNĐ.
Một số câu hỏi thường gặp khác
Nhiễm virus HPV rồi thì có cần tiêm vắc-xin nữa không?
HPV là một loại virus gây u nhú ở người. Hiện nay HPV có ít nhất 9 chủng và không có khả năng một người nhiễm tất cả các chủng này. Do đó, nếu đã nhiễm một chủng HPV thì vẫn nên tiêm ngừa các chủng còn lại.
Tiêm HPV bao lâu thì được mang thai?
Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, sau khi hoàn thành cả 3 mũi vắc-xin HPV cần phải ngừa thai 1 - 3 tháng.
Tiêm HPV có cần xét nghiệm không?
Hiện tại, vắc-xin HPV không cần xét nghiệm trước khi tiêm. Nếu nữ giới nằm trong độ tuổi 9 - 26 tuổi, không mang thai và không dị ứng với các thành phần vắc-xin nào, không đang điều trị các bệnh cấp tính thì đều có đủ điều kiện tiêm vacxin HPV.
Trên đây là bài viết chi tiết về tiêm HPV. Circa hy vọng bạn đọc và gia đình đã có thêm nhiều thông tin hữu ích. Để đảm bảo việc tiêm phòng đạt hiệu quả tối ưu, hãy thực hiện tiêm HPV theo đúng lịch nhé!