Về sản phẩm
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Thương hiệu: DHG Pharma
Nhà sản xuất: Công Ty Cổ Phần Dược Hậu Giang
Thành phần chính: Paracetamol (Acetaminophen), Phenylephrin, Clorpheniramin
Nước sản xuất: Vietnam
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim
THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA THUỐC:
Paracetamol ............................... 500 mg Clorpheniramin maleat ................ 2 mg
Phenylephrin HCl.......................... 10 mg Tá dược vừa đủ ............................ 1 viên
(Tinh bột biến tính (National 78-1551), tinh bột mì, colloidal silicon dioxyd, natri benzoat, PVP K30, natri croscarmellose, magnesi stearat, talc, hypromellose 2910 (6cp), hypromellose 2910 (15cp), PEG 6000, titan dioxyd, oxyd sắt vàng).
DẠNG BÀO CHẾ: Viên nén bao phim.
Chi tiết thành phần | Liều lượng |
---|---|
Paracetamol (Acetaminophen) | 500mg |
Phenylephrin | 10mg |
Clorpheniramin | 2mg |
Dùng điều trị triệu chứng các trường hợp: cảm sốt, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, xương khớp kèm theo nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi, viêm màng nhầy xuất tiết, viêm xoang do cảm cúm hoặc do dị ứng với thời tiết.
LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG: Cách mỗi 4 - 6 giờ uống 1 lần.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 - 2 viên/ lần. không quá 6 viên/ ngày. Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Liên quan đến paracetamol: Quá mẫn, suy gan nặng, người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.
Liên quan đến clorpheniramin: Quá mẫn, người bệnh đang cơn hen cấp, người có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt, glôcôm góc hẹp, bí tiểu tiện, hẹp môn vị, người nuôi con bú, trẻ sơ sinh đủ tháng và thiếu tháng, chế phẩm điều trị ho, cảm lạnh (bán không cần đơn) cho trẻ dưới 2 tuổi.
Liên quan đến phenylephrin: Người bệnh tim mạch nặng, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp nặng, blốc nhĩ thất, xơ cứng động mạch nặng, nhịp nhanh thất, cường giáp nặng hoặc glôcôm góc đóng, mẫn cảm với thuốc hoặc mẫn cảm chéo với pseudoephedrin hoặc với các thành phần khác trong thuốc, không dùng chung với các thuốc ức chế MAO hoặc đã ngừng sử dụng thuốc ức chế MAO chưa quá 14 ngày và phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.
Liên quan đến paracetamol:
Uống dài ngày paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.
Cần chú ý đến khả năng gây hạ thân nhiệt nghiêm trọng khi sử dụng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt (như paracetamol).
Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ gây độc cho gan.
Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym gan nên có thể tăng tính gây độc gan của paracetamol.
Probenecid có thể làm giảm đào thải paracetamol và làm tăng thời gian bán thải của paracetamol.
Isoniazid và các thuốc chống lao làm tăng độc tính của paracetamol đối với gan.
Liên quan đến clorpheniramin:
Thuốc ức chế MAO làm kéo dài và tăng tác dụng kháng muscarin của thuốc kháng histamin.
Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của clorpheniramin.
Clorpheniramin ức chế chuyển hóa phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin.
Các thuốc ức chế CYP3A4 (như dasatinib, pramilintid) làm tăng nồng độ hoặc tác dụng của clorpheniramin.
Các thuốc ức chế CYP3A4 (như dasatinib, pramilintid) làm tăng nồng độ hoặc tác dụng của clorpheniramin. Clorpheniramin làm giảm tác dụng của các chất ức chế cholinesterase và betahistidin.
Người bệnh dùng thuốc ức chế MAO trong vòng 14 ngày, tính đến thời điểm điều trị bằng clorpheniramin vì tính chất kháng muscarin của clorpheniramin bị tăng lên bởi các chất ức chế MAO.
Liên quan đến phenylephrin: Tác dụng tăng huyết áp của phenylephrin sẽ giảm nếu trước đó đã dùng thuốc chẹn alpha - adrenergic như phentolamin.
Các phenothiazin (như clorpromazin): Có thể làm giảm tác dụng tăng huyết áp và thời gian tác dụng của phenylephrin.
Propranolol và thuốc chẹn beta - adrenergic: Tác dụng kích thích tim của của phenylephrin sẽ bị ức chế bằng cách dùng từ trước thuốc chẹn beta - adrenergic như propranolol. Propranolol có thể được dùng để điều trị loạn nhịp tim do dùng phenylephrin.
Thuốc trợ đẻ (oxytocin): Khi phối hợp phenylephrin với thuốc trợ đẻ sẽ làm tăng tác dụng tăng huyết áp.
Thuốc giống thần kinh giao cảm: Phenylephrin không được dùng phối hợp với epinephrin hoặc thuốc cường giao cảm khác vì nhịp tim nhanh và loạn nhịp có thể xảy ra.
Thuốc mê: Phối hợp phenylephrin với các thuốc mê là hydrocarbon halogen hóa (ví dụ cyclopropan) làm tăng kích thích tim và có thể gây loạn nhịp tim. Tuy nhiên với liều điều trị phenylephrin ít gây loạn nhịp tim hơn nhiều so với norepinephrin hoặc metaraminol.
Monoaminoxidase (MAO): Tác dụng kích thích tim và tác dụng tăng huyết áp của phenylephrin được tăng cường nếu trước đó đã dùng thuốc ức chế MAO. Vì vậy không được dùng phenylephrin uống phối hợp với thuốc ức chế MAO.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (như imipramin) hoặc guanethidin cũng làm tăng tác dụng tăng huyết áp của phenylephrin.
Atropin sulfat và các thuốc liệt thể mi khác khi phối hợp với phenylephrin sẽ phong bế tác dụng chậm nhịp tim phản xạ làm tăng tác dụng tăng huyết áp và giãn đồng tử của phenylephrin.
Alcaloid nấm cựa gà dạng tiêm khi phối hợp với phenylephrin sẽ làm tăng huyết áp rất mạnh.
Digitalis phối hợp với phenylephrin làm tăng mức độ nhạy cảm của cơ tim do phenylephrin.
Furosemid hoặc các thuốc lợi tiểu khác làm giảm đáp ứng tăng huyết áp do phenylephrin.
Pilocarpin là thuốc co đồng tử, tác dụng đối kháng với tác dụng giãn đồng tử của phenylephrin.
Với guanethidin: Dùng phenylephrin cho người bệnh đã có một thời gian dài uống guanethidin, đáp ứng giãn đồng tử của phenylephrin tăng lên nhiều và huyết áp cũng tăng lên rất mạnh.
Với levodopa: Tác dụng giãn đồng tử của phenylephrin giảm nhiều ở người bệnh dùng levodopa.
Không dùng cùng với bromocriptin vì tai biến co mạch và tăng huyết áp.
Nơi khô, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng.
Quá liều paracetamol do dùng một liều độc duy nhất hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (7,5 - 10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày) hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.
Biểu hiện của quá liều paracetamol: buồn nôn, nôn, đau bụng, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.
Cách xử trí: Khi nhiễm độc paracetamol nặng, cần điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất Sulfhydryl. N - acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol. Điều trị với N - acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol. Khi cho uống, hòa loãng dung dịch N - acetylcystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5% và phải uống trong vòng 1 giờ sau khi pha. Cho uống N - acetylcystein với liều đầu tiên là 140 mg/ kg thể trọng, sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/ kg thể trọng cách nhau 4 giờ một lần.
Ngoài ra, có thể dùng methionin, than hoạt và/ hoặc thuốc tẩy muối.
Biểu hiện của quá liều phenylephrin: dùng quá liều phenylephrin làm tăng huyết áp, nhức đầu, cơn co giật, xuất huyết não, đánh trống ngực, ngoại tâm thu, dị cảm. Nhịp tim chậm thường xảy ra sớm.
Cách xử trí: tăng huyết áp có thể khắc phục bằng cách dùng thuốc chẹn alpha 1 - adrenergic như phentolamin 5 - 10 mg, tiêm tĩnh mạch.
Biểu hiện của quá liều clorpheniramin: an thần, loạn tâm thần, cơn động kinh, ngừng thở, co giật, tác dụng chống tiết acetylcholin, ….
Cách xử trí: Rửa dạ dày hoặc gây nôn bằng siro ipecacuanha. Sau đó, cho dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy để hạn chế hấp thu. Khi gặp hạ huyết áp và loạn nhịp, cần được điều trị tích cực. Có thể điều trị co giật bằng tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc phenytoin. Có thể phải truyền máu trong những ca nặng.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.